Có vị trí nằm ở cực đông bắc của tổ quốc, Hà Giang mang trên mình vẻ đẹp núi rừng, được tô đậm bằng bản sắc văn hóa dân tộc và đặc biệt là ẩm thực núi rừng. Nếu có dịp đến thăm, đừng quên thưởng thức 15 đặc sản Hà Giang dưới đây!

1. Thắng Dền

Thắng Dền là một trong những đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Thoạt nhìn người ta có thể liên tưởng đến món bánh trôi tàu nổi tiếng của Hà Nội, nhưng Thắng Dền lại để lại cho người thưởng thức cảm giác khác biệt. 

Thắng dền
Thắng dền

Thắng dền được làm từ gạo nếp, vo thành những viên nhỏ bằng đốt ngón tay, có nhân đậu xanh, hoặc không nhân, được dùng với nước đường hoa mai nấu với gừng. Thắng dền rất phù hợp với những ngày đông giá rét. Một bát thắng dền nóng hôi hổi, cay mà vẫn ngọt ngào. Khi ăn kèm cả lạc, vừng và thêm chút nước dừa khiến thắng dền trở thành món quà hoàn hảo cho ngày đông.

2. Thắng Cố Hà Giang

Nếu đã tới Hà Giang mà bỏ qua món thắng cố thì thật là thiếu xót. Thắng cố Hà Giang ngon nhất và dễ tìm nhất là ở chợ Đồng Văn, chợ phiên mang đậm bản sắc của người dân tộc vùng núi. 

Thắng cố Hà Giang
Thắng cố Hà Giang

Thắng cố Hà Giang được nấu từ “lục phủ ngũ tạng” của bò, chứ không phải của lợn hay ngựa. Nội tạng của bò sau khi được sơ chế và làm sạch, sẽ được nấu với các loại gia vụ khác nhau, như hoa hồi, địa điền, thảo quả,... Nấu hơn một tiếng đồng hồ, khi nồi thắng cố đã dậy mùi thơm, người ta để lửa nhỏ li di để nồi vẫn đủ ấm. Cho mọi người ngồi quây quần, uống chén rượu kể chuyện nhau nghe.

3. Thịt trâu, thịt lợn gác bếp

Từ bao đời, thịt trâu gác bếp là đặc sản không thể bỏ qua khi đi du lịch tại Hà Giang. Thịt trâu, lợn sẽ được thái từng thớ dọc, to xiên vào que vào treo trên gác bếp. Để thịt đặm vị, người ta ướp thịt với nhiều loại gia vị khác nhau như ớt, gừng, mác két. 

Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp chuẩn sau một thời gian, sẽ có màu đen đậm, quyện mùi khói với mùi mắc kén, tạo nên mùi đặc biệt của núi rừng. Thịt trâu, lợn gác bếp Hà Giang có vị đậm của gia vị, ngọt từ thịt, hơi dai dai và bùi bùi. 

Thịt gác bếp được ưa thích và rất thích hợp cho những cuộc nói chuyện, “lai rai” với bạn bè. 

4. Mật ong bạc hà: Đặc sản Hà Giang độc quyền.

Nhắc tới đặc sản Hà Giang, không thể không nói tới mật ong bạc hà. Sở dĩ có tên mật ong bạc hà là vì loại mật này được tạo ra từ loài ong hút mật cây bạc hà trên cao nguyên đá. Loài cây bạc hà mọc dại, chỉ mọc từ tháng 9 đến tháng 12. Nên nếu có dịp du lịch Hà Giang vào mùa cuối năm, đừng quên loại đặc sản này. 

Mật ong Hà Giang
Mật ong Hà Giang

Mật ong bạc hà có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tăng sức đề kháng, chữa các bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa. 

Khác với các loại mật ong thường, mật ong bạc hà có màu vàng kết hợp với màu xanh, với vị ngọt dịu và không gây nóng như mật ong từ hoa nhãn hay vải. 

5. Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc không chỉ là đặc sản Hà Giang mà còn là đặc sản của các tỉnh vùng núi phía Bắc. Nếu có dịp thăm chợ phiên của tại Hà Giang, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các chõ xôi rực rỡ gồm 5 màu cam, tím, vàng, trắng và xanh lá. Trước khi nấu, gạo sẽ được ngâm với các loại lá khác nhau để tạo màu. Sau đó, xôi sẽ được đồ trên chõ lớn. 

Vì được làm từ gạo nếp nương, nên xôi có vị dẻo mềm nhưng khác với các loại nếp dưới đồng bằng. Xôi được người bản địa ăn kèm với các món khác như lợn cắp nách hay thắng cố. 

Xoi-ngu-sac

6. Cháo ấu tẩu - cháo từ loại củ cực độc

Có hình dáng gần giống củ ấu của người đồng bằng, ấu tẩu là loại củ, mọc trên cao nguyên đá Hà Giang. Ấu tẩu có chất độc mạnh tuy nhiên củ ấu tẩu cũng được dùng như một loại dược liệu với một liều lượng nhất định.

Không rõ từ bao lâu, qua các chế biến và xử lý, củ ấu tẩu trở thành linh hồn cho loại cháo ấu tẩu đặc biệt của Hà Giang. Củ ấu tẩu được ngâm trong nước gạo, sau đó ninh nhừ rồi tán nhuyễn, rồi mới được đem đi nấu cháo. Một nồi cháo to, nhưng chỉ dùng được vài củ ấu tẩu để nấu. 

Cháo ấu tẩu nóng hổi ngày đông (source: beanie.vivi)
Cháu ấu tẩu nóng hổi ngày đông.
Ảnh: beanie.vivi

Nếu sau một chuyến đi dài, thưởng thức một bát cháo ấu tẩu, cơ thể sẽ khoan khoái, tỉnh táo để sẵn sàng tiếp tục hành trình du lịch Hà Giang của bạn. 

7. Lợn cắp nách

Nếu đã từng đến thăm vùng đất núi rừng tây bắc, thì đã chắc chắn đã từng nghe về món lợn cắp nách. Có tên lợn cắp nách, bởi lợn ở vùng cao được thả rông, nên không được nuôi bằng cám tăng trọng do đó có hình dạng bé nhỏ. Chỉ cần “cắp nách” mang xuống chợ. 

lon-cap-nach-ha-giang
Ảnh: greenruler

Được nuôi thả rông, nên thịt lớn chắc, thơm và không bị bở. Thịt lớn cắp nách khi được ướp gia vị miền núi như là mắc mật, tiêu, hồi,..làm thịt có vị đặc biệt quyến rũ. 

8. Bánh Tam giác mạch

Mảnh đất Hà Giang tự hào đón hàng nghìn lượt khách đến thăm mỗi khi mùa tam giác mạch đến. Loài hoa núi rừng tam giác mạch không chỉ tô điểm cho vẻ đẹp núi rừng đông bắc mà còn là một phần của nguồn sống nơi đây. 

Sau khi tam giác mạch nở rộ vào tháng 10, tháng 11,  hạt tam giác mạch sẽ được gom vào và làm nên bánh tam giác mạch, thường được bán ở chợ phiên. Bánh có hình dạng tròn, to bằng lòng bàn tay, có màu nâu nhẹ. Bánh cũng có vị thơm nhẹ, ám mùi củi do được nướng trực tiếp trên than. 

Bánh tam giác mạch
Bánh tam giác mạch

Vào ngày đông, người dân Hà Giang thích quay quần bên bếp lửa, cùng thưởng thức bánh tam giác mạch, ăn kèm thằng cố và kể nhau nghe câu chuyện thường ngày. Chính những giây phút như vậy, khiến mảnh đất này càng trở nên tình hơn. Trong hành trình khám phá mảnh đất Tam giác mạch, đừng bỏ lỡ món ăn này

9. Phở chua Hà Giang

Phở chua Hà Giang có nguồn gốc từ Trung Quốc món “Lường Pản” có nghĩa là phở mát và được biến thể một chút cho phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. 

Phở chua có nước dùng thanh mát, đặc biệt được ưa thích vào thời tiết hè nóng nực. Để pha chế nước dùng, người Hà Giang dùng một loại dấm đặc biệt chua, pha kèm các gia vị khác nhau, cùng bột sắn sau đó đun sôi. Chính vì mùi vị đặc biệt của nước dùng, mà món phở được đặc biệt ưa thích.

pho-chua-ha-giang

Nếu có thể, đừng bỏ qua món phở đặc sản Hà Giang này trong chuyến đi Hà Giang!

10. Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn

Bánh cuốn Đồng Văn là món quà sáng quen thuộc của người Hà Giang, nhất là trong những buổi chợ họp phiên hàng tuần. 

Cũng giống như bánh cuồn miền đồng bằng, bánh cuốn Hà Giang cũng được làm từ bột gạo. Nhưng không biết có phải do bột gạo nếp nương hay không, mà bánh cuốn Hà Giang mang vị đặc biệt. Ngọt dịu mà thơm bùi, bánh cuốn mỏng mềm không nát. Khác với bánh cuốn miền xuôi, nước dùng của người Hà Giang dùng là nước xương hầm kỹ, được cắt thêm mùi tàu và hành, hơi giống nước phở của người Hà Nội. 

Mỗi miếng bánh cuốn được chấm đẫm nước dùng ấm nóng sẽ là món quà sáng của núi rừng không ai nỡ từ chối. 

Bánh Cuốn Đồng Văn
Bánh Cuốn Đồng Văn

Kết lại, Hà Giang là mảnh đất có nhiều đặc sản rất ngon và không thể bỏ lỡ. Trong hành trình du lịch khám phá Hà Giang, hãy để chuyến đi của mình trọn vẹn bằng cách thưởng thức những món ngon xứ địa đầu tổ quốc.