Hà Giang là mảnh đất được thiên nhiên ưu ái về cảnh quan và núi đồi hùng vĩ. Đây cũng chính là điều thu hút du khách, khiến Hà Giang lúc nào cũng đông đúc người ghé thăm. Bên cạnh đó, nơi đây còn hội tụ rất nhiều nét văn hóa khác nhau, đến từ các dân tộc thiểu số, thể hiện rõ nhất là qua trang phục truyền thống và các lễ hội đặc trưng. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Farwego Travel tìm hiểu về các lễ hội ở Hà Giang nhé!

1. Lễ hội Lồng Tồng - Nét đặc trưng trong văn hóa người Tày

Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là lễ xuống đồng) của dân tộc người Tày. Đây là lễ hội diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch, nhằm gửi gắm ước mong của dân làng. Không chỉ cầu mưa  thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân tộc Tày còn cầu thêm cả sự ấm no, hạnh phúc. Mang đậm ý nghĩa về mặt tinh thần, người dân nơi đây tin rằng tín ngưỡng này sẽ mang lại cho họ những mong cầu về  vật chất cho 1 năm mới làm việc vất vả. 

Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Khởi đầu vào mùa xuân nên lễ hội diễn ra rất nhộn nhịp Người Tày váy áo xúng xính, diện trang phục truyền thống của mình nô nức tham gia hội. Đồng thời, đây cũng là dịp giao lưu, gặp gỡ của các chàng trai, cô gái. Họ hát cho nhau nghe, nhảy cùng nhau,... Và sau đó là tập tục cúng bái thiên địa được ông cha truyền lại. 

Giống với đa phần các lễ hội khác, Lễ Lồng Tồng có 2 phần chính: lễ và hội. Phần lễ sẽ có các nghi thức truyền thống trang trọng, thể hiện sự tôn thờ với tín ngưỡng này. Mở đầu là lễ rước hoa quả, cỗ bánh. Sau đó, là lễ cúng Thành Hoàng thổ địa, thần núi, thần suối. Thầy cúng sẽ cầu những điều tốt đẹp đến với mùa vụ năm nay. 

Phần hội sẽ diễn ra sôi nổi hơn, với sự góp mặt của toàn bộ dân làng. Hàng loạt các hoạt động vui chơi dân gian như bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy,... được diễn ra vui nhộn, gần gũi, thúc đẩy tinh thần cộng đồng đi lên. Không chỉ có người Tày, mà lễ hội này còn thu hút thêm cả người dân tộc khác tham gia như Mông, Kinh và Dao ở trong vùng.

Đây là một lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Tày, ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa dân gian. Nếu đến Hà Giang đúng dịp lễ Lồng Tồng, nhất định hãy trải nghiệm để hiểu thêm về văn hóa vùng cao.

2. Lễ hội Gầu Tào của người H'mông

Một lễ hội truyền thống của người dân tộc H'mong được lưu giữ cho đến ngày nay - Lễ hội Gầu Tào, diễn ra vào tháng Giêng hằng năm. 

Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào Hà Giang

Theo văn hóa của người Mông, đối với gia đình nào ít con hoặc không có con cái, gia đình làm ăn không thuận lợi,... Họ sẽ đến đồi Gầu Tào để xin thần linh ban cho con cái, sức khỏe và làm ăn thuận lợi. Khi lời khấn xin có tác dụng, họ sẽ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh.

Lễ hội diễn ra vào tháng 1 hàng năm, nhưng người H'mông đã chặt tre, dựng nêu vào cuối tháng 12. Sau khi làm đủ 2 bước, gia chủ sẽ bày mâm cúng lễ và mời thầy về để cúng. Ngày chính của lễ hội được tổ chức vào mùng 2-4 Tết nguyên đán. Cúng bái xong xuôi theo đúng tục lệ, mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ, và chơi các trò chơi dân gian, múa khèn, kéo co,... kéo dài trong 3 ngày liền. Đây là lễ hội có quy mô lớn nhất trong cộng động người H'mông, nhằm lưu giữ và khẳng định nét đẹp của văn hóa. 

3. Lễ hội chợ tình Khâu Vai - 27/3 âm lịch

Chợ tình Khâu Vai có lẽ là cái tên không còn xa lạ với những người đam mê du lịch vùng núi Đông Bắc. Mỗi năm, phiên chợ này sẽ chỉ họp duy nhất vào ngày 27/3 âm lịch. Chính vì thế, đây được coi như 1 lễ hội lớn ở Hà Giang, khi tập trung đông đủ các dân tộc thiểu số tham gia nhất. 

Chợ tình Khau Vai
Đường xuống chợ tình Khau Vai

Khâu Vai là lễ hội chợ tình nổi tiếng ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra chủ yếu ở người trẻ. Từ chiều 26/3 âm lịch, khắp các con đường đèo đã có người dân nô nức để xuống họp chợ. Vì nhà ở Hà Giang cách xa nhau đến hàng chục cây số. Để di chuyển xuống phiên chợ sáng kịp thời, họ phải khởi hành từ trong đêm. Đây cũng là phiên chợ có mặt của nhiều khách du lịch nhất. Xen lẫn với đó, là những chàng trai, cô gái của các dân tộc. Họ tụ họp lại 1 nơi, hát, múa nhảy các làn điệu đặc trưng của dân tộc mình. Rồi nói chuyện, tâm sự và tỏ tình với nhau. Đây cũng là lần duy nhất trong năm, họ được bày tỏ lời yêu thương với bất cứ người nào họ thích, mà không đến được với nhau. 

Nếu có dịp tham gia lễ hội chợ tình Khâu Vai vào ngày 27/3, bạn sẽ được chứng kiến chuyện tình yêu nam nữ của rất nhiều dân tộc. Đây cũng là dịp mà các nét văn hóa vùng miền được hòa trộn vào với nhau.

4. Lễ hội cầu trăng - 15/8 âm lịch

Là 1 ứng cử viên sáng giá cho những dịp vui chơi, Lễ hội cầu Trăng của người dân tộc Tày diễn ra vô cùng độc đáo. Cũng ăn mừng vào ngày Tết Trung Thu 15/8, nhưng lễ Cầu Trăng lại có thêm làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, ẩm thực truyền thống chỉ có ở các dân tộc thiểu số. Thêm vào đó là các lễ cúng tại miếu linh thiêng để cầu được trăng tròn.

Lễ hội cầu trăng
Lễ Cầu Trăng 

Vào tối ngày 14/8 âm lịch, thời điểm trăng tròn chiếu sáng vạn vật trong bản, các già làng sẽ tổ chức "cúng thổ công chúa bản". Đến tối ngày 15/8, khi trăng bắt đầu  ló rạng, bà con sẽ tập hợp ở sân để tỏ lòng thành kính. Một số người khác sẽ muas vòng quanh bàn cúng đến khi hoàn thành nghi thức khai hội đón trăng. 

Sau khi kết thúc phần lễ, hội được tổ chức với đông người tham dự hơn. Chủ yếu là bữa tiệc ăn mừng với ẩm thực đa dạng địa phương như xôi ngũ sắc, thịt lợn, cơm lam, trám muối,.... Ăn uống xong xuôi, dân bản sẽ chơi trò chơi, khoe sự khéo léo và sức mạnh của mình. Lễ hội kết thúc dưới ánh lửa hồng cùng những lời tâm sự đêm khuya.

5. Lễ hội nhảy lửa - 16/10 âm lịch

Lễ hội nhảy lửa (cầu lửa) là một phong tục tập quán của người Pà Thẻn, Hà Giang. Thường được tổ chức vào ngày 16/10  âm lịch khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đây là một trong những lễ hội sơ khai và huyền bí nhất trên đất cao nguyên đá. Theo phong tục tại Hà Giang, lễ hội truyền thống này được tổ chức cho các thầy cúng nhận học trò và truyền lại nghề. 

Lễ nhảy lửa
Lễ hội nhảy lửa - Ảnh Vnexpress

Trước đây, những người tham gia nhảy lửa nhất định phải là học trò của các thầy cúng. Nhưng đến ngày nay, khi không còn quá nhiều người theo đuổi nghề này nữa, thì  những thanh niên trong làng cũng được tham dự cùng. Lễ chính thức bắt đầu từ khoảng 8h tối, có thầy cúng và mâm lễ chỉn chu được gia chủ chuẩn bị. Qua một vài thủ tục đầu tiên, những người học trò của thầy cúng bắt đầu dùng chân trần nhảy lên các đống lửa còn than hồng. Họ lao vào như đang chơi đùa cùng với lửa, dưới sự hò reo và khích lệ của những khách mời. Lễ hội sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, cho đến khi đống lửa tàn hẳn.

Lễ hội này là một trong những nét văn hóa đặc trưng, giúp đỡ rất nhiều trong việc nghiên cứu truyền thống ngày hôm nay. Tập quán, tín ngưỡng này vẫn sẽ được gìn giữ và thực hiện, cho đến khi không còn người muốn theo nghề cúng nữa.

6. Lễ hội hoa tam giác mạch nửa cuối tháng 11 dương

Không thể bỏ qua lễ hội hoa tam giác mạch tại Hà Giang. Đây là  một trong những lễ hội có sự góp mặt của đông đảo các du khách ghé thăm. Không có ngày cụ thể cho lễ hội hoa tam giác mạch. Hàng năm, ban tổ chức sẽ canh thời gian hoa nở đẹp nhất, để chọn lịch tổ thức. Thường là trong khoảng tháng 10-11, đây là lúc mọi đồi hoa tam giác mạch rực rỡ nhất trong năm. Thời điểm này, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều cháy phòng vì quá đông du khách ghé thăm.

Lễ hội hoa tam giác mạch
Vào mùa hoa tam giác mạch nở rộ nhất sẽ có lễ hội hoa

Các hoạt động thường diễn ra trong lê hội hoa, thường là tham quan, ngắm cảnh, tổ chức triển lãm, tái hiện lại không gian chợ phiên, bày bán các sản phẩm đậm nét địa phương, và hội thi hoa tam giác mạch. Sau đó, là phần của các hội thi khác như hội thi bò, hội thi ẩm thực,... và các hoạt động du lịch trải nghiệm khác. Tuy là lúc hoa tam giác mạch nở đẹp nhất, nhưng nếu bạn lựa chọn đi du lịch Hà Giang ngay lúc này sẽ rất đông. và khó chụp được ảnh đẹp. Vì thế, Farwego gợi ý bạn nên đi trước khi lễ hội hoa tam giác mạch diễn ra, cụ thể là 2 tuần lễ.

7. Lễ hội Cấp Sắc - Tháng 11,12

Đến dịp cuối năm, sau những lễ hội sôi nổi diễn ra, thì lễ Cấp Sắc vừa là lễ hội kết thúc, vừa là lễ mở đầu cho một năm mới. Đây là một lễ hội của người dân tộc Dao, một lễ hội được mô phỏng lại trong tour Hà Giang của Farwego Travel. 

Lễ Cấp Sắc
Lễ Cấp Sắc có trong tour Hà Giang nhà Farwego Travel

Tại sao, Farwego lại lựa chọn lồng ghép show diễn này vào tour? Chính bởi vì sự đặc trưng, độc đáo, cũng như là lễ hội mang ý nghĩa rất lớn đối với người dân tộc Dao. Đây là một nghi lễ chào đón "sự trưởng thành" của các thành viên nam trong gia đình. Theo tín ngưỡng của người dân tộc Dao, chỉ những người trải qua lễ cấp sắc mới được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng. Nghi thức trong lễ cũng khá phức tạp, cần chuẩn bị lễ vật nhiều và có tâm. Người cúng cũng cần có kinh nghiệm cũng như tuổi tác phải phù hợp với yêu cầu của gia chủ.

Thời gian làm lễ thường kéo dài từ 1-5 ngày, gồm: Lễ trình diện, mổ lợn làm lễ cúng, gà đề cúng tổ tiên. Mỗi một phong tục đều được thực hiện theo cách riêng, thể hiện sự tôn trọng nét văn hóa của ông cha ta thời xưa.

Còn trong show diễn Cấp Sắc của Farwego Travel, bạn sẽ được tham dự nghi lễ giả lập dưới ánh lửa. Vừa thưởng thức nét văn hóa dân gian, vừa được quây quần thư giãn cùng với những người bạn đồng hành.

Tham khảo tour Hà Giang của Farwego tại đây nhé!