Nhắc tới Hà Giang, người ta không thể không nhắc tới Cao nguyên đá Đồng Văn, công viên địa chất toàn câu được Unesco công nhận vào năm 2010. Bất cứ ai đến Đồng Văn đều ấn tượng với vẻ đẹp của cao nguyên, đồng thời là cả văn hóa dân tộc Mông vẫn đang từng ngày, từng giờ tồn tại và phát triển.

Thiên đường đá xám giữa núi rừng

Trải dài trên bốn huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, cao nguyên đá Đồng Văn có tổng diện tích 2356,8km2 với độ cao trung bình từ 1400-1600m. Theo nghiên cứu khoa học, ở đây còn lưu giữ dấu vết cổ đại cách đây 600-700 triệu năm. Điều đó chứng tỏ, từ xa xưa, ở nơi đây đã hình thành tương tác giữa thiên nhiên, đất trời. 

Đá xám trên cao nguyên đá Đồng Văn hay còn được gọi là đá tai mèo. Những mỏm đá tai mèo tạo thành những mỏm lớn, dốc, sắc cạnh. Nhưng điều này cũng không thể ngăn người Hmong trồng cấy và sinh sống. Khoảng đất trống giữa những mỏm đá được tận dụng để trồng ngô, trồng lúa, tạo nên những khoảng xanh giữa màu xám đen của đá tai mèo. 

Nhìn từ trên cao, từng mỏm đá lớn, xám, xen giữa là những vùng xanh của cỏ cây khiến cảnh tượng như trong câu chuyện thần tiên nào đó. Vào mùa hè, khi ánh nắng chiếu sáng rực rỡ, cảnh tượng dường như dẫn ta đến một khung cảnh thần tiên nơi rực rỡ sắc màu. Nhưng vào mùa đông, mây che phủ như dẫn ta vùng đất rồng cổ đại.

Sức sống mãnh liệt giữa vùng đá xám.

Người ta đùa nhau rằng, ở đây, mở mắt ra là đá, xung quanh chỉ có đá và đá. Nhưng điều này cũng không thể ngăn được sức sống mãnh liệt của các dân tộc sinh sống ở vùng đất này. 

Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi sinh sống của 17 dân tộc khác nhau, bao gồm Hmong, Na Chí, Giấy, Pu Péo, Dao, Nùng,...

cao nguyen da Dong Van

Do địa hình chủ yếu là đá, nên từ xa xưa tổ tiên nơi đây đã áp dụng phương pháp canh tác hốc đá, có nghĩ là trồng cây lương thực trong hốc đá. Ngoài ra, người dân tộc ở cao nguyên đá Đồng Văn còn dùng đá xếp thành các thửa nhỏ để tạo nên nơi canh tác. Nếu đi du lịch cao nguyên đá Đồng Văn, bạn sẽ được thấy những cánh đồng lúa bậc thang được xếp ngay ngắn tạo nên khung cảnh rất ấn tượng. Mùa lúa và ngô ở cao nguyên đá Đồng Văn rơi vào khoảng tháng 8-9 hàng năm. Sau khoảng thời gian này, giữa những bậc thang đá được phủ kín bằng sắc hồng của hoa tam giác mạch. Du lịch cao nguyên đá Đồng Văn vào thời điểm này, bạn sẽ được ngắm những dải lụa hồng tam giác mạch vắt ngang dãy núi xanh mướt.

Là miền đất cũng những mỏm đá, người H'mông ở cao nguyên đá Hà Giang sử dụng sự khéo léo của mình để xây nên những hàng rào vững chắc, bảo vệ gia đình khỏi thú giữ. Những mái nhà trình tường vẫn được dựng lên, sừng sững giữa mỏm đá xám đen. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và phát triển đến tận bây giờ.

Ngoài cao nguyên đá Đồng Văn, thăm gì khi du lịch Hà Giang? 

Đường đến Hà Giang khá xa, nhưng vẻ đẹp của Hà Giang hoàn toàn xứng đáng. Du lịch Hà Giang, chắc chắn bạn sẽ say mê vẻ đẹp nơi đây. Và đừng bỏ qua những địa điểm đặc sắc dưới đây trong chuyến du lịch cao nguyên đá Đồng Văn.

Làng Lanh Lùng Tám

Làng lanh Lùng Tám là một trong những làng nghề còn giữ nguyên truyền thống dệt vải lanh của người H’mong. Những giá trị xưa cũ vẫn còn vẹn nguyên mặc thế giới đổi thay. Đến đây, với tour Hà Giang của Farwego, bạn sẽ được ngắm nhìn và tham gia vào hoạt động dệt vải, vẽ sáp ong của người Hmong.

Tại đây, quy trình dệt vải vẫn còn nguyên vẹn từ các bước: tách sợi lanh, dệt lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm vải lanh ở làng lanh Lùng Tam đều cần thời gian lâu để hoàn thiện, có khi kéo dài đến cả năm. 

Cùng kéo vải lanh tại làng Lanh Lùng Tám trong chuyến du lịch Hà Giang cùng Farwego

Dốc Thẩm Mã

Dốc Thẩm Mã là một trong những con dốc nổi tiếng nhất ở Hà Giang không thể bỏ qua trong chuyến du lịch cao nguyên đá Đồng Văn. Trước đây, khi đường núi khó đi, dốc Thẩm Mã được dùng để thử sức ngựa. Ngựa nào thồ hàng đến được đỉnh thì sẽ được dùng. Chính vì vậy, dốc có tên là dốc Thẩm Mã - dốc thử ngựa. 

Trong các chuyến du lịch Hà Giang, thăm dốc Thẩm Mã cũng dường như là điều không thể thiếu trong chương trình. Đứng từ dốc Thẩm Mã nhìn xuống, đường núi mềm mại như dải lụa mềm, uốn quanh núi rừng hùng vĩ xứ Đông Bắc. Vẻ đẹp đó còn rực rỡ hơn, khi được tô điểm bằng nụ cười trẻ thơ của các bé Hmong, mang những gùi hoa nở rộ tô sắc cho Hà Giang.

Phố Cáo

Phố Cáo là huyện nhỏ thuộc Đồng Văn, Hà Giang. Thời gian như dừng lại huyện bé nhỏ ráp Trung Quốc này. Những mái nhà Trình Tường bao quanh là tường đá tai mèo, xen giữa là những cây đào, nở rực rỡ mỗi mùa xuân tới. Đấy cũng là khi mùa cải vàng mùa đông kết thúc, những cánh đồng cải vàng rực rỡ xóa tan cái u ám của mùa đông tại ngôi làng bé nhỏ này. Nếu bạn đi du lịch Hà Giang vào giai đoạn tháng 9-12, Phố Cáo sẽ chào đón bạn bằng những cánh đồng hoa tam giác mạch dịu dàng, e thẹn như nụ cười của cô gái H’mong vậy.

Chợ Đồng Văn

Chợ Đồng Văn từ lâu đã là cái tên quen thuộc với những ai yêu mến Hà Giang. Chợ chỉ mở vào sáng chủ nhật hàng tuần. Chợ Đồng Văn là một trong những chợ phiên lớn của Hà Giang. 

Chợ được coi như một cuộc gặp mặt của cộng đồng 22 dân tộc ở Hà Giang. Do đó chợ Đồng Văn đặc biệt có nhiều màu sắc rực rỡ. Ngoài màu sắc qua trang phục, đặc sản núi rừng như xôi ngũ sắc, thịt lợn cắp nách, cháo ấu tảo, thắng cố,... đều có thể được tìm thấy dễ dàng.

Dinh họ Vương

Dinh họ Vương là một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng nhất của tỉnh Hà Giang. Đây là chứng nhân lịch sử, sống sót và trường tồn không biết qua bao nhiêu thế hệ. Dinh họ Vương hay còn được biết đến là khu dinh thự vua Mèo. Được khởi công năm 1898, dinh họ Vương là một trong những công trình lớn nhất hồi đó, với diện tích gần 3000 m2. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng trắng, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay. Dinh họ Vương được thiết kế tài hoa, kết hợp giữa kiến trúc Pháp, kiến trúc Trung Quốc và kiến trúc nhà của người Hmong. Chính vì vậy, dinh họ Vương gây ấn tượng đặc biệt cho bất cứ ai.

Kết lại, cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ mang những giá trị thiên nhiên mà cả văn hóa đặc sắc, góp phần tạo nên sắc màu cho mảnh đất du lịch Hà Giang. Đừng bỏ qua chuyến du lịch tại cao nguyên đá Đồng Văn trong chuyến thăm mảnh đất địa đầu tổ quốc này.