Bánh Chưng, bánh Giày loại bánh truyền thống của người Việt Nam từ lâu đời. Từ xa xưa vua Hùng, những chiếc bánh này được xuất hiện với câu truyện hiếu thảo của hoàng tử Lang Liêu. Cuộc sống hiện đại, nguồn gốc và ý nghĩa của nó dần bị mai một theo thời gian và đâu đó ở thung lung ngủ quên Hang Kia - Pà cò những mơ ước và hy vọng vẫn còn đặt trọn vẹn vào những chiếc bánh giày trắng trong, đủ đầy.

Hang Kia – Pà Cò, một huyện nhỏ thuộc thành phố Hòa Bình với đa phần là người dân tộc Mông sinh sống. Vẫn luôn mang theo các tập quán lâu đời, người Hmong luôn chọn dựng nhà trên cao, cạnh vách núi, không khí thống, đất đai rộng lớn để canh tác.

Một điều đặc biệt của người Hmong Hang Kia, họ là một trong số ít dân tộc cất giữ và tin tưởng vào các giá trị lâu đời người Việt xưa như tục làm bánh Giày vào ngày lễ, tết, ngày  trọng đại… Theo truyền thuyết Lang Liêu con trai vua Hùng, chọn hạt gạo vật trong trời đất không có gì quý bằng, gạo nuôi sống dân tộc Việt, hạt gạo hạt vàng.

 

 

Bánh giày ở Hang Kia không quá khác biệt với bánh giày các vùng khác. Người mông đơn giản chỉ làm từ gạo nếp được bà con tự trồng và thu hoạch, sang sảy kỹ vỏ, ngâm nước vo trắng rồi thổi chín, gạo nếp lúc này đã thành xôi và bắt đầu đến quy trình giã bánh. Giã sao cho mịn, cho mềm. Công đoạn này không cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và sức dẻo dai. Kỹ càng và vất vả nhưng thành quả lại không giống những chiếc bánh cầu kỳ,bắt mắt. Đó đơn giản chỉ là chiếc bánh giày tròn, trắng và thơm mùi gạo. Những chiếc bánh được gói bởi lá chuối hoặc lá dong như một phần nhớ tới và biết ơn công dưỡng dục, sinh thành. Món bánh thanh khiết nhưng béo ngậy mùi của đất đai, quê hương này từ bao đời cha ông vẫn luôn là món bánh của truyền của người Việt nói chung cũng như của người Hmong nói riêng.

 

 

Bánh giày ở Hang Kia không quá khác biệt với bánh giày các vùng khác. Người mông đơn giản chỉ làm từ gạo nếp được bà con tự trồng và thu hoạch, sang sảy kỹ vỏ, ngâm nước vo trắng rồi thổi chín, gạo nếp lúc này đã thành xôi và bắt đầu đến quy trình giã bánh. Giã sao cho mịn, cho mềm. Công đoạn này không cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và sức dẻo dai. Kỹ càng và vất vả nhưng thành quả lại không giống những chiếc bánh cầu kỳ,bắt mắt. Đó đơn giản chỉ là chiếc bánh giày tròn, trắng và thơm mùi gạo. Những chiếc bánh được gói bởi lá chuối hoặc lá dong như một phần nhớ tới và biết ơn công dưỡng dục, sinh thành. Món bánh thanh khiết nhưng béo ngậy mùi của đất đai, quê hương này từ bao đời cha ông vẫn luôn là món bánh của truyền của người Việt nói chung cũng như của người Hmong nói riêng.

Bánh giày – món bánh cổ truyền và hoạt động giã bánh giày không thể thiếu trong các dịp lễ, hội hay dịp Tết đến Xuân về của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc. Bánh giày của người Mông không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắc của trai gái người Mông mà còn là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Bánh giày càng tròn, càng mịn, càng to thì gia đình càng gặp nhiều may mắn, sức khỏe.

Bánh giày không chỉ để thờ cúng tổ tiên, trong ngày lễ tết mà còn là món ăn đãi khách, làm quà cho khách đến thăm nhà. Khi ăn thường nướng trên than hồng hoặc cắt thành từng miếng bánh nhỏ hình chữ nhật rồi cho lên rán phồng thật thơm và hấp dẫn. Lên miền núi phía Bắc, du khách không chỉ được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc Mông, Dao mà còn được thưởng thức món bánh dày, đặc sản ẩm thực của người Mông.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những chiếc bánh dày ở đồng bằng ít được tìm kiếm hơn, và cũng vắng bóng dần trong các mâm cơm lễ, tết. Bằng không, việc làm bánh được máy móc hỗ trợ rất nhiều từ việc nấu chín tới xay nhuyễn. Khó bắt gặp  chiếc bánh thơm mùi củi lửa, ấm mùi  mồ hôi nữa. Nhưng ở Hang Kia – Pà Cò vẫn gìn giữ nét văn hóa truyền thống này, như một con chữ để lại cho con cháu về văn hóa nguồn cọn bao đời. Người Hmong dù có điều kiện hay khó khăn vẫn luôn duy trì món ăn tổ tiên trong nếp sống hàng ngày. Khao khát và ước mơ về một cuộc sống bớt đói khổ, bớt nghèo và cơ cực được đặt trong chiếc bánh giày “ Bánh càng tròn, càng đầy, càng trắng và mịn những năm tháng tiếp theo càng may mắn, thịnh vượng”.

Nếu có cơ hội đến thăm người Hmong ở Hang Kia – Pà Cò, du khách có thể thử mình trải nghiệm hoạt động văn hóa này và đem về làm quà. Người Hmong có rất nhiều cách ăn bánh giày khác nhau, mỗi cách đều đem lại trải nghiệm mới mẻ về một món ăn truyền thống tưởng như quen thuộc, tẻ nhạt này. Khám phá mảnh đất này nhé!