Khác với những vùng núi khác, Hà Giang luôn khoác lên mình vẻ đẹp của sự yên bình, tĩnh lặng nhưng cũng đủ sự dịu dàng nên thơ khiến bao người mê mẩn để mà hẹn hò quay lại. Vẻ đẹp Hà Giang không chỉ giới hạn theo mùa như người ta đi Hạ Long vào mùa Hạ, hay Sa Pa vào mùa Xuân, Hà Giang mỗi mùa mỗi vẻ mơ mộng, ngọt ngào.

Tháng 8,9 mùa lúa vàng trên thửa ruộng bậc thang. Cũng như các vùng núi phía Bắc khác, Hà Giang cũng canh tác trên ruộng bậc thang. Khoảng thời gian này , du khách đến đây sẽ được đắm chìm trong hương thơm của lúa chín và sự bao la của núi non hùng vĩ để mà xuýt xoa khoảnh khắc kì diệu này.

 Hà Giang vùng đất nghèo nhưng màu mỡ tình yêu. Với văn hóa đa phần bị ảnh hưởng bởi người Mông, bạn nên hòa mình vào đời sống sinh hoạt thường ngày của họ để thấy những khó quên từ bữa ăn, đời sống tới những sự gần gũi nhiệt thành giữ vùng núi hoang sơ, rộng lớn.

Hà Giang chinh phục trái tim khách du lịch bằng các cung đèo mềm mại cũng không kém phần khúc khuỷu quanh co, cả những lần thót tim khi xe ôm sát mép dốc. Trải nghiệm thú vị này sẽ không hề quên được nếu bạn là người trực tiếp cầm lái.

Dành thời gian lang thang khắp Hà Giang chiêm ngưỡng cột cờ Lũng Cú, dòng sông Nho Quế hay cung đèo Mã Pí Lèng, bạn cũng sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp khác lạ của nơi đây. Bởi lẽ, vào những thời điểm khác nhau trong năm thì Hà Giang lại mang đến vẻ đẹp mới tựa như vừa được thay lớp áo khác.

Dù đã nhiều lần đến với Hà Giang vào những xuân hay những ngày thu thì khi đặt chân lên mảnh đất này vào ngày mùa hạ thì bạn vẫn cứ bần thần, sững sờ và ngẩn ngơ. Hà Giang tháng 8 không đằm thắm như ngày xuân, cũng không ngọt ngào như những ngày mùa hạ và cũng không lạnh giá như tiết trời mùa đông mà Hà Giang chỉ mang vẻ đẹp hoang dại lạ lẫm.

Dạo bước trên những con đường mòn trong màn mưa, bạn sẽ được ngắm thiên nhiên mờ ảo, đẹp lạ kỳ và cả được lắng nghe âm thanh của rừng núi xào xạc vọng về. Nếu đã dành vài ngày để ở lại nơi này, chẳng dại gì mà không thử vài món lạ nơi đây.

Thắng dền - Món ăn này thoạt nhìn trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, bánh cống phù ở Lạng Sơn, nhưng hương vị lại rất khác biệt, mà chỉ cần được ăn một lần sẽ thấy khó quên. Thắng dền chẳng biết từ bao giờ trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang, đó cũng là món ăn mà người dân nơi đây hay giới thiệu cho những vị khách lần đầu đặt chân tới cao nguyên đá này. Bánh được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ.

Thắng cố - Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.

Thịt trâu gác bếp Hà Giang được biết đến là đặc sản lâu đời của người dân tộc Thái tại Hà Giang. Đây được coi là nét đặc trưng không hề pha trộn được với những nơi khác và là ấn tượng khó phai của bất kỳ du khách nào khi đến đây.

Xôi ngũ sắc - thường gồm các màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Màu xôi là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trừ màu trắng, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng chứ không dùng chất tạo màu. Ghé các chợ phiên ở Hà Giang, du khách khó lòng lướt qua những nồi xôi đẹp mắt, dẻo thơm nghi ngút khói. Một gói xôi chỉ 5.000 đồng.

Mèn mén là một món ăn của người H'Mông được làm từ ngô (bắp), xay nhỏ sau đó đem đồ giống như cách đồ xôi. Người H'Mông ăn mèn mén hằng ngày như người dưới xuôi ăn cơm. Mèn mén thường được ăn cùng với canh rau cải, thắng cố...

Hãy đến Hà Giang để một lần chạm vào cực Bắc của tổ quốc, nơi vẻ đẹp và con người thảo hiền để cùng chiêm ngưỡng một cái nhìn khác về nét văn hóa dân tộc và sự bao la của núi non Việt.

 

Farwego luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi chuyến đi và luôn tự hào là tổ chức tour có chất lượng hàng đầu.