Ngày xưa ở vùng Nga Sơn có một đôi trai gái yêu thương nhau bên bờ biển này, họ từng thề nguyền nhưng rồi người con trai phải đi dẹp loạn giữ yên lành cho dân, nên không thể đến nơi hò hẹn.
 
 
Câu chuyện cổ tích đưa chúng ta tới một làng nghề chiếu cói ở Nga Sơn - quê hương của sản phẩm thủ công truyền thống. Men theo con đường nhỏ rải đầy những lớp cói óng ả, đến với cánh đồng cói đang vào mùa, trong nửa năm vun trồng chăm bẵm, người dân Nga Sơn mới được một mùa thu hoạch.
 
 
Cây cói phải có ngọn, đậm đà, dóng cói dài nhưng không được quá già, đó là độ tuyệt vời để thu hoạch. Cói không nhiều lá nhiều cành, cây dồn lên ngọn để dành cho hoa. Những cây cói mềm mại mà săn chắc đã được nuôi dưỡng bởi vị mặn mòi của hương đất, hương biển Nga Sơn. Người dân loại bỏ những cây cằn xấu và phân loại ngắn dài khác nhau trước khi đi đem đi chẻ.
 
 
Chiếu cói Nga Sơn - trời sinh một cặp. Tức là người thợ làm chiếu luôn làm một đôi, bán một đôi, chẻ một đôi mà dệt cũng làm một đôi. Luôn luôn có đôi có cặp. Đó là nét đẹp văn hóa của chiếu Nga Sơn.
Cói mới chẻ được gọi thành mưởng, cói phơi một nắng thành ưởng, cói khô rồi được gọi là gù, cói chết cói xấu hóa ra bổi.
 
 
Dẫu vất vả, người dân Nga Sơn từ thế hệ này tới thế hệ khác vẫn cần mẫn trên những cánh đồng bầu bạn với cây cói, góp chút công sức làm nên chiếc chiếu gắn với truyền thuyết đẹp của vùng này.
 
Liên hệ Farwego để nhận thông tin chi tiết đến:
☀️ Facebook:
https://www.facebook.com/FarWeGotravel/
☎️ Hotline: 088 883 86 86
 
Photo: Sưu tầm