Chợ phiên Mèo Vạc phiên chợ nổi tiếng Hà Giang với những văn hóa đặc sắc ít nơi đâu có. Đến với chợ phiên Mèo Vạc du khách sẽ được tận mắt chứng kiến sự giao thoa văn hóa của bà con vùng núi Tây Bắc Bộ.
Màu sắc đa dạng của chợ phiên Mèo Vạc
Chợ phiên Mèo Vạc thuộc cao nguyên núi Hà Giang. Không giống như các chợ phiên cuối tuần khác, chợ Mèo Vạc chỉ được tổ chức vào chủ nhật hàng tuần. Có rất nhiều mặt hàng được bày bán ở đây, đa số các mặt hàng do bà con sự sản xuất và chăm sóc như vải lanh, váy, áo, thịt lợn, bò, gà, hay các đồ nương dẫy…Bà con để đến họp chợ phải đi bộ từ sáng sớm, có những hộ xa hơn để kịp phiên chợ họ phải đi từ hôm trước.
Chợ phiên với những gian hàng bản địa
Nếm thử ẩm thực Hà Giang tại chợ phiên Mèo Vạc
Không thể thiếu ở mọi khu chợ đó là các gian hàng ăn uống bán đồ địa phương, có rất nhiều các món ăn được cho là đặc ản Hà Giang được bán ở đấy và thực tế thì không phải món nào khách du lịch Hà Giang cũng có thể ăn được hay ăn thấy ngon miệng. Những vùng miền với những món ăn mang các gia vị đặc trưng riêng là một trải nghiệm mới lạ nhưng cũng là thử thách lớn với khách du lịch.
Cay nồng vị rượu Hà Giang
Chợ phiên Mèo Vạc là chợ cổ lớn nhất Hà Giang còn được bà con gìn giữ. Chợ có thể kéo dài cả cây số tùy vào thời điểm trong năm. Ở đây được ví von như là thiên đường rượu bởi rượu ở đây được ví von "nhiều hơn nước" và bà con Hà Giang đã tận dụng rất tốt các nông sản của mình để nấu rượu và bán. Rượu Mèo Vạc đa phần là rượu ngô, mỗi người đến mua rượu đều được thử trước. Hà Giang hay các khu vực núi Tây Bắc luôn biết cách để nấu nhưng mẻ rượu ngon, đầm và thơm mùi nương rẫy mùi hương rừng núi. Đa phần đàn bà con gái vùng cao đều biết uống rượu và nếm rượu rất tốt.
Vật dụng hàng ngày
Ngoài khu bán rượu còn có khu bán điếu, bán tủ, bán kệ…dành cho các cô gái sắp về nhà chồng hay những gia đình sắp có hỷ sự.
Khu đồ bếp núc với ác dụng cụ muống, thìa, xoong được làm bằng nhôm hoặc gỗ.
>>> Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm
Gấm vóc chợ phiên
Có khu vực bán lanh, bán vải của người Dao, người Giấy. Người Hmong thường không làm được vải lanh họ thường mua lại vài của những dân tộc khác để may và vẽ lại. Vải thủ công nên thường rất dày và chất lượng, cầm rất êm tay.
Váy áo người Hmong là thứ không thể thiếu
Khu váy áo người Hmong cũng đông đúc không kém, có rất nhiều hoa văn mẫu mã được bà con người Hmong thiết kế với những phân giá khác nhau tùy theo mục đích. Các trang phục để mặc thường ngày giá sẽ rẻ hơn do quá trình thêu không đòi hỏi quá nhiều kỳ công. Những bộ trang phục lên đến vài triệu bởi giá trị của chúng được đo bằng cả quãng thời gian làm nên những bộ trang phục này. Bà con người Hmong có khi mất tới vài năm để dệt được bộ trang phục hoàn thiện. Những bộ trang phục kỳ công này thường chỉ được mặc trong ngày lễ trọng đại hoặc ngày cưới, cũng có khi là mặc cho người chết. Bởi theo quan niệm người Hmong, khi chết đi mà không được mặc trang phục truyền thồng dân tộc thì tổ tiên sẽ không đón nhận linh hồn của họ ở bên kia cuộc sống.
Gian khoe tay nghề
Một khu mà thu hút khách du lịch và trai tráng hơn cả là khu gia súc, gia cầm. Giá gia súc ở đây không hè rẻ và phải những người sành sỏi mới chọn được những con lợn, con gà với giá hời nhất. Là khu chợ lớn và nổi tiếng nên bà con nơi đây cũng tận dụng khá tốt giá cả thị trường và chất lượng nông sản núi sạch đem lại.
Chợ phiên Mèo Vạc với những thay đổi theo năm tháng
Tất tần tật những gì du khách muốn tìm đến Hà Giang đều có thể tìm thấy và nếm thử ở chợ phiên Mèo Vạc. Do cuộc sống ngày càng phát triển và du lịch tạo điều kiện để bà con Hà Giang tiến gần hơn với cuộc sống hiện đại hơn nên nét văn hóa chợ cổ đã mai một dần, các gian hàng được xây dựng kiên cố hơn, sạch sẽ và gọn gàng hơn trước. Sự giao thoa hàng hóa cũng được mở rộng tới các vùng miền khác nhau.
Chợ phiên Mèo Vạc trước đây và bây giờ không chỉ là nơi giao lưu buôn bán của bà con Đông Bắc mà còn là nơi trai gái hẹn hò, là điểm đến để vui chơi sau cả tuần nương dẫy. Chợ phiên Mèo Vạc là điểm đến đầy màu sắc văn hóa sống động mà du khách đến Hà Giang ít nhất nên thử ghé thăm một lần.
Những phiên chợ miền núi luôn là nơi giao thoa ẩm thực và văn hóa của các dân tộc khác nhau. Mỗi màu sắc luôn là những câu chuyện dài được đúc kết từ bao đời. Luôn có những trải nghiệm khác nhau ở mỗi hành trình bạn tới. Hãy đi!