Hmong là một trong nhóm dân tộc lớn ở Việt Nam với hơn 1 triệu người, phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc. Văn hóa dân tộc người H'mông đặc biệt quyến rũ với nhiều nét văn hóa cổ truyền, trong đó vẽ sáp ong là một nghề cổ truyền hiếm hoi còn sót lại trong hoàn cảnh xã hội đang dần hiện đại hóa.
Vẽ sáp ong của người Hmông – Truyền thống kế thừa từ đời xưa
Trang phục của người H'mông là một trong những điều tạo nên sự đặc biệt của người H'mông. Không chỉ màu sắc mà còn cả ý nghĩa dưới từng chi tiết nhỏ nhất.
Lịch sử vẽ sáp ong của người H'mông
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải đã bắt nguồn từ xa xưa và được tiếp nối qua các các thế hệ cho đến tận ngày nay. Bằng khả năng tự cung tự cấp từ ngày xưa, người Hmong đã học được cách sử dụng sáp ong để vẽ lên vải, tạo nên họa tiết cho bộ quần áo.
Tuy nhiên trải qua thăng trầm của lịch sử, tập tục dùng sáp ong để tạo họa tiết cho trang phục chỉ còn duy trì được tại một số vùng, đặc biệt ở các bản làng ở vùng cao. Nếu có cơ hội thăm các vùng cao như Du Già ở Hà Giang hay Hang Kia Pà Cò tại Mai Châu, bạn sẽ có cơ hội nhìn tận mắt quá trình vẽ sáp ong của người Hmong.
Quy trình vẽ sáp ong trên vải
Để tạo nên được một tấm vải hoàn chỉnh, người Hmong phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ lựa chọn nguyên liệu cho đến nhuộm vải.
Sáp ong vàng và sáp ong đen sau khi được đun nóng, được trộn với nhau để tạo ra màu mong muốn. Người phụ nữ Hmong, luôn phải túc trực bên bếp lửa nóng để sử dùng sáp ong nóng được đun chảy và tỉ mỉ vẽ lên trang phục.
Khi vẽ, người Hmong phải dùng loại bút đặc biệt có ngòi hình tam giác và nẹp bằng thanh tre. Khi lấy sáp ong, người vẽ cũng phải thật cẩn thận lẩy đủ một lượng sáp ong để không bị loang lổ ra vải. Sau khi vẽ xong, váy sẽ trải qua các công đoạn như luộc, hấp, phơi nắng,... thì mới có thể hoàn thành. Chính vì vậy, để hoàn thành một chiếc váy, người ta có thể kéo dài cả 1-2 năm.
Truyền thống trong bối cảnh hiện đại
Giống như các nghề truyền thống của dân tộc khác, vẽ sáp ong của người Hmong cũng phải đối mặt với sự phát triển của văn hóa đô thị và mai một của tập tục. Để tìm hiểu về vẽ sáp ong, Hang Kia Pà Cò và Hà Giang là hai nơi còn giữ được những truyền thống quý giá này.
Nơi văn hóa dân tộc lưu giữ: Hang Kia Pà Cò và Hà Giang
Hang Kia Pà Cò
Thung lũng Hang Kia Pà Cò thuộc địa giới hành chính của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhắc tới Mai Châu, người ta nghĩ tới những cô gái Thái xinh đẹp và thửa ruộng nằm dưới chân đồi. Tuy nhiên, tại Hang Kia Pà Cò, cộng đồng dân tộc người Mông chiếm phần lớn. Cũng bởi chưa bị du lịch hóa quá nhiều, nên nét dân tộc thuở sơ khai tại đây vẫn còn khá vẹn nguyên.
Những bộ trang phục rực rỡ của con gái Hmong vẫn nguyên vẹn. Hình ảnh cô gái bên khung cửi dệt lanh, ngồi cặm cụi vẽ sáp ong trên tấm vải cũng không quá khó để bắt gặp. Chợ phiên Pà Cò nơi bà con Hmong giao lưu, buôn bán cũng tấp nập tiếng cười.
Hà Giang
Hà Giang, vùng đất địa đầu tổ quốc có thể khiến người ta sửng sốt vì thiên nhiên hùng vĩ, cũng có thể khiến người ta trầm trồ về nét văn hóa dân tộc tại các bản làng cổ nơi đây. Làng dệt Lùng Tám là một trong những ngôi làng như vậy.
Làng dệt Lùng Tám là một làng cổ của người H'mông. Tại đây, nghề dệt vải lanh là nguồn tạo thu nhập cho nhiều hộ dân, với các sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Những đôi tay nhuốm màu chàm xanh vẫn hàng ngày miệt mài vẽ nên họa tiết từ sáp ong truyền thống.
Giá trị văn hóa tinh thần dân tộc
Trong bối cảnh hiện đại, những nét thô sơ mộc mạc của nghề thủ công truyền thống cùng dần bị ảnh hưởng nhưng cũng thể hiện rõ được vẻ đẹp giản dị của nó.
Được tỉ mỉ làm ra thủ công từ đôi tay của người con gái Hmong, lựa chọn cẩn thận từ nguyên liệu và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Vẽ sáp ong phản ánh được cuộc sống và tinh thần người Hmong.
Kết luận
Là tập tục từ xa xưa, vẽ sáp ong trên vải đóng góp một phần tạo nên vẻ đẹp đa sắc màu dân tộc cho Việt nam. Vẻ đẹp truyền thống cần được bảo tồn và giữ gìn để thế hệ tiếp nối có thể hiểu được vẻ dân tộc ta và văn hóa ngàn đời của Việt Nam.