Sống nơi núi non hiểm trở, thiếu đất đai màu mỡ nhưng với kinh nghiệm trồng lúa nước từ xa xưa, người mông đã san đắp những sườn núi, sườn đồi thành những thửa ruộng bậc thang độc đáo, mỗi năm có thể trồng được hai vụ lúa hoặc hai vụ ngô. Với kinh nghiệm sinh tồn trên núi từ bao đời, người dân tộc mông đã xây dựng lên lối đi riêng trở thành nét văn hóa riêng biệt mà khó dân tộc nào làm được.
Du khách có dịp lên Sa Pa, Hà Giang, Cao Bằng hay Hang Kia... vào mùa thu, lúc lúa chín rộ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy bạt ngàn những cánh đồng bậc thang từ thấp lên cao, vàng óng quanh co uốn lượn dọc theo sườn núi. Nhìn từ trên cao chúng như những đường nét vân tay của trời đầy lộng lẫy. Có thể nói đó là một trong những cảnh quan đẹp nhất vùng núi cao phía Bắc.
Người H’mông có đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại, như Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại hạt giống và dạy người H’mông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc …
Truyện cổ tích về các con vật chiếm khá nhiều, đặc biệt là truyện về hổ…Người H’mông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà họ thường hát khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội. Người mông sinh ra trên khô cằn mà lớn lên trong nhung lụa, giàu sang từ đôi bàn tay.